Vi phạm Miễn trừ ngoại giao

Hiệp ước Vienna quy định rằng "nếu không có sự gây tổn hại với các quyền ưu tiên và miễn trừ của họ, trách nhiệm của mọi người có các quyền ưu tiên và miễn trừ là phải tuân thủ pháp luật và các quy định của nước chủ nhà." Tuy nhiên, trong một số trường hợp, miễn trừ ngoại giao dẫn tới một số hậu quả không thích hợp; các nhà ngoại giao được bảo vệ đã vi phạm pháp luật (gồm cả những điều luật sẽ là sự vi phạm ở nước họ) của nước chủ nhà và nước đó đã chỉ giới hạn ở việc thông tin tới quốc gia quê hương của nhà ngoại giao rằng nhà ngoại giao đó không còn được chào đón nữa (persona non grata). Tuy nhiên, các nhân viên ngoại giao không được miễn trừ với pháp lý ở đất nước quê hương họ, và vì thế việc truy tố có thể diễn ra bởi nước cử nhân viên; với các vi phạm pháp luật nhỏ, nước cử nhân viên có thể áp dụng các biện pháp hành chính riêng biệt với cơ quan ở nước ngoài hay phái bộ ngoại giao.

Việc vi phạm pháp luật của các nhà ngoại giao gồm gián điệp, buôn lậu, các vi phạm pháp luật về giam cầm trẻ em, và thậm chí cả giết người: tại London năm 1984, nữ cảnh sát Yvonne Fletcher đã bị giết trên đường phố bởi một người bắn súng bên trọng đại sứ quán Libya. Vụ việc đã gây tan vỡ quan hệ ngoại giao cho tới khi Libya chấp nhận "trách nhiệm chung" năm 1999.[cần dẫn nguồn]

Gián điệp

Các vụ gián điệp nhỏ, hay thu thập thông tin của các nước chủ nhà được tiến hành ở mọi đại sứ quán. Một vị trí đặc trưng cho một sĩ quan tình báo là tuỳ viên báo chí thứ hai[cần dẫn nguồn], tuỳ viên visa hay chức vụ khác không có trách nhiệm cụ thể. Tại Hoa Kỳ, có một chính sách ngoại giao không xác nhận hay bác bỏ sự tồn tại của nhân viên tình báo trong các toà đại sứ quán Mỹ.[cần dẫn nguồn]

Tội phạm xe hơi

Một vấn đề riêng biệt là sự miễn trừ với các phương tiện ngoại giao với các quy định giao thông thông thường như cấm đỗ đôi.[4] Thỉnh thoảng những vấn đề như vậy có thể dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng, khi việc không tuân thủ luật giao thông dẫn tới việc làm bị thương hay thiệt hại nhân mạng.[5]

Bị thương và chết

  • Phó đại sứ Cộng hòa Gruzia tại Hoa Kỳ, Gueorgui Makharadze, đã gây ra một vụ tai nạn vào tháng 1 năm 1997 làm bị thương bốn người và thiệt mạng một cô bé 16 tuổi. Ông bị xác nhận có cồn trong máu ở mức 0.15, nhưng đã được thả bởi là một nhân viên ngoại giao. Chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Gruzia khước từ sự miễn trừ dành cho ông, và kết án bảy tới hai mươi năm tù. Tuy nhiên, sau khi 3 năm thụ án, ông đã quay trở về nước và tiếp tục sống hai năm trong tù trước khi được ân xá.[5]
  • Một lính thủy đánh bộ Mỹ phục vụ trong đại sứ quán ở Bucharest, Romania đã va chạm với một chiếc taxi và làm thiệt mạng một nhạc sĩ nổi tiếng người Romania Teo Peter ngày 3 tháng 12 năm 2004.[6] Christopher Van Goethem, được cho là đang trong tình trạng say xỉn, không tuân thủ đèn tín hiệu, dẫn tới vụ va chạm giữa chiếc Ford Expedition của anh ta với chiếc taxi của người nhạc sĩ. Lượng cồn trong máu Van Goethem ước tính ở mức 0.09 sau khi thử nghiệm bằng dụng cụ kiểm tra khí thở, nhưng anh ta từ chối cung cấp mẫu máu cho cuộc thử nghiệm tiếp theo và bỏ sang Đức trước khi bị xét xử vì các trách nhiệm của mình tại Romania.[7] Chính phủ Romania đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ quyền miễn trừ ngoại giao của anh ta, và Hoa Kỳ đã từ chối. [cần dẫn nguồn] Tại một tòa án quân sự, anh ta được trắng án tội giết ngườithông dâm nhưng bị kết tội cản trở luật phápkhai báo gian dối.[8]
  • Một nhà ngoại giao Nga tại Ottawa, Canada đã lái chiếc xe của mình đâm vào hai người đi bộ trên một con phố vắng vẻ tháng 1 năm 2001, làm thiệt mạng một người và làm bị thương nghiêm trọng người kia. Andrey Knyazev trước đó đã bị cảnh sát Ottawa chặn lại ở hai lần khác nhau vì nghi ngờ không biết lái xe. Chính phủ Canada đã yêu cầu Nga khước từ quyền miễn trừ ngoại giao của người này, dù nó bị từ chối. Knyazev sau đó bị truy tố tại Nga vì ngộ sát, và bị kết án bốn năm tù. Đơn kháng án của ông bị bác bỏ và ông đã thụ án tại một nhà tù hình sự.[9][10][11]
  • Một nhà ngoại giao Mỹ, Tổng lãnh sự Douglas Kent, tại Vladivostok, Nga đã liên quan tới một vụ đụng xe ngày 27 tháng 10 năm 1998, khiến một thanh niên trẻ, Alexander Kashin, bị què chân. Kent đã không bị truy tố trước một toà án Hoa Kỳ. Theo Hiệp ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự năm 1963, quyền miễn trừ ngoại giao không áp dụng cho các hành động dân sự liên quan tới tai nạn xe cộ. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 8 năm 2006, một toà phúc thẩm Hoa Kỳ đã phán quyết rằng bởi ông đang sử dụng phương tiện riêng của mình cho các mục đích lãnh sự, Kent sẽ không bị kiện dân sự.[12][13]

Những xâm phạm đỗ xe của Liên hiệp quốc

Tại Thành phố New York, nơi đặt trụ sở của Liên hiệp quốc (và vì thế cũng là nơi làm việc của hàng nghìn nhà ngoại giao), Thành phố thường có kháng nghị tới Bộ ngoại giao về những vé đỗ xe không thanh toán vì vị thế ngoại giao. Các phái bộ ngoại giao có các quy định của riêng mình, nhưng nhiều phái bộ yêu cầu nhân viên của họ phải trả bất kỳ khoản phạt nào vì vi phạm đỗ xe. Một cuộc nghiên cứu năm 2006 của hai nhà kinh tế phát hiện rằng có sự tương quan khá lớn giữa nạn tham nhũng tại quốc gia quê hương (theo Minh bạch Quốc tế) và những vé phạt đỗ xe không được chi trả; dù sao, xấp xỉ 30 quốc gia (hay 20%) có chưa tới một vé phạt trên mỗi nhà ngoại giao trong giai đoạn 5 năm, và 20 nước không hề có vé phạt. Sáu nước có hơn 100 lần vi phạm trên mỗi nhà ngoại giao.[14]

Vi phạm xe hơi khác

Tại Pháp, giữa tháng 11 năm 2003 và năm 2004, có 2,590 trường hợp xe ngoại giao bị radar tự động phát hiện vượt quá tốc độ.[cần dẫn nguồn]

Lạm dụng tài chính

Nợ xấu

Về lịch sử vấn đề những khoản nợ lớn của những nhà ngoại giao cũng đã gây ra nhiều vấn đề.[cần dẫn nguồn] Một số định chế tài chính sẽ không mở tín dụng cho các nhà ngoại giao bởi họ không có các phương tiện pháp lý để đảm bảo khoản tiền sẽ được hoàn lại.[cần dẫn nguồn]

Lạm dụng nhân viên

Việc miễn trừ ngoại giao với nhân viên và luật lao động địa phương khi sử dụng nhân viên từ nước chủ nhà đã dẫn tới việc lạm dụng. Khi người sử dụng nhân viên là một nhà ngoại giao, các nhân viên ở trong một tình trạng lấp lửng pháp lý theo đó cả luật pháp của nước chủ nhà và luật pháp của nước của nhà ngoại giao đều không có hiệu lực. Có một cuộc xung đột lợi ích cố hữu, khi nhà ngoại giao là đại diện của đất nước và luật pháp nước mình, và không bị buộc phải tuân thủ pháp luật địa phương, vì thế một nhà ngoại giao lạm dụng nhân viên có thể hành động mà rõ ràng không thể bị trừng phạt. Các nhà ngoại giao đã bỏ qua các pháp luật địa phương liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm việc tối đa, ngày nghỉ và ngày lễ. Những người lạm dụng nhiều nhất đã bỏ tù các nhân viên trong ngôi nhà của mình, tước đoạt lương, hộ chiếu và quyền tiếp cận với thế giới bên ngoài của người làm công, lạm dụng họ về thân thể và tinh thần, tước đoạt lương thực và xâm phạm vào đời tư của họ.[15][16] Trong trường hợp các quốc gia tham nhũng và những nhà ngoại giao lạm dụng, rõ ràng không thể buộc học phải trả các khoản lương hay bất kỳ một tiêu chuẩn nào chăng nữa.

Ăn trộm

Ngày 24 tháng 4 năm 2008, tùy viên báo chí Mexico Rafael Quintero Curiel đã bị quay lại cảnh đang ăn cắp những chiếc Blackberry PDA từ một phòng họp báo Nhà Trắng tại New Orleans, LA. Curiel đã mang nó tới sân bay trước khi các thành viên Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ bắt kịp ông. Sau khi bác bỏ mọi hành động bất hợp pháp, ông đã được xem đoạn video giám sát. Curiel tuyên bố vụ việc là một tai nạn, viện dẫn quyền miễn trừ ngoại giao của mình, và ra khỏi đất nước, nhưng cuối cùng đã bị đuổi việc vì vụ này.[17]

Buôn lậu

Các nhà ngoại giao được miễn thuế nhập khẩu và các khoản thuế cho những đồ sử dụng cá nhân của họ. Tại một số quốc gia, điều này đã dẫn tới những cáo buộc rằng các nhân viên ngoại giao đang hưởng lợi cá nhân từ việc bán lại những hàng hoá "miễn thuế". Nước chủ nhà có thể lựa chọn việc áp đặt các hạn chế trên những đồ thích hợp với tiêu chí sử dụng cá nhân (ví dụ, chỉ một số lượng nhất định thuốc lá mỗi ngày). Khi có hiệu lực, những hạn chế này nói chung khá rộng rãi (để tránh việc ăn miếng trả miếng).

Trốn thuế hay thoái thác

Các nhà ngoại giao không cần thiết được miễn trừ chi trả các khoản phí do chính phủ áp đặt khi có "các mức thu phí cho những dịch vụ thực hiện riêng biệt." Trong một số trường hợp, như phí tắc đường của London (một khoản phí hàng ngày với mọi chiếc xe đi vào trung tâm London), bản chất của loại phí có thể gây những tranh cãi, nhưng có một sự bắt buộc với nước chủ nhà không được "phân biệt giữa các quốc gia"; nói cách khách, bất kỳ khoản phí nào như vậy phải có thể được chi trả bởi mọi nhà ngoại giao trên cơ sở bình đẳng. Điều này có thể khiến các cơ quan ngoại giao đàm phán như một nhóm với chính quyền của nước chủ nhà. Tháng 8 năm 2009, có thông báo rằng Hoa Kỳ nợ £3.500.000[18] phí tắc đường chưa trả.[19] Cũng có thông báo năm 2006 rằng quyền miễn trừ ngoại giao đã được sử dụng để tránh chi trả hàng triệu pound tiền phạt giao thông, cũng như để lẩn tránh khoảng £1 triệu tiền thuế địa phương[cần dẫn nguồn], although some embassies have agreed to settle their bills.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Miễn trừ ngoại giao http://www.cbc.ca/world/story/2002/04/29/knyazev_a... http://archives.cnn.com/2000/US/06/30/georgia.dipl... http://media.www.dailylobo.com/media/storage/paper... http://www.foxnews.com/story/0,2933,352378,00.html http://www.ft.com/cms/s/0/e933c746-70ad-11dd-b514-... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9F0... http://www.straightdope.com/mailbag/mdiploimmunity... http://www.fordham.edu/halsall/source/gelasius1.ht... http://www.usc.edu/schools/business/FBE/seminars/p... http://www.finlex.fi/fi/sopimukset/sopsviite/1970/...